Triệu chứng đau thắt lưng hông

Theo Y học hiện đại:

Đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột.

  • Đau có thể lan tỏa toàn bộ cột sống thắt lưng hoặc một bên, có thể lan xuống dưới mông, chi dưới một hoặc 2 bên
  • Đau cảm giác nhức buốt hoặc đau chói, dữ dội, có trường hợp hạn chế vận động hoàn toàn cột sống thắt lưng
  • Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý,
  • Các vận động cúi ngửa, nghiêng hoặc xoay thân đều đau tăng, bệnh nhân thường có tư thế chống đau

Đau thắt lưng hông

Theo Y học cổ truyền:

  • Do phong hàn thấp gây ra: Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh, mưa ẩm thấp, lưng đau nhiều, không cúi người được, ho, hắt hơi đau tăng. Thường đau một bên cột sống, nhìn cơ cạnh cột sống không đỏ, sờ cơ cạnh cột sốngco cứng, chườm nóng thì đỡ, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền, hay phù khẩn.
  • Do khí trệ, huyết ứ: Đau lưng xuất hiện sau khi mang vác nặng, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau một bên hoặc hai bên cột sống, đau dữ dội một chỗ, vận động hạn chế, nhiều khi không cúi, không đi lại được, cơ vùng lưng co cứng, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch sáp
  • Do thấp nhiệt (viêm cột sống): Có sưng, nóng, đỏ, đau vùng cột sống, toàn thân có thể sốt

Nguyên nhân đau thắt lưng hông

Nguyên nhân theo y học hiện đại:

  • Do thời tiết thay đổi đột ngột: đây là nguyên nhân khiến các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh vùng lưng bị co giãn quá mức.
  • Do vận động hoặc làm việc trong một tư thế cột sống sai lệch, gây trượt nhẹ các khớp cột sống và đĩa đệm, cũng gây nên đau lưng cấp.
  • Do làm việc trong một tư thế cố định: lúc này cột sống, khối cơ lưng và dây chằng sẽ ít hoạt động gây ứ đọng chất trung gian hoá học trong cơ, đồng thời mạch máu kém lưu thông nên tình trạng nuôi dưỡng khu vực cột sống không được đảm bảo
  • Khi cột sống phải chịu sự đè nén của trọng lượng cơ thể hay vật nặng, các đĩa đệm bị đè nén quá mức cũng gây đau lưng cấp.
  • Đi giầy hoặc dép cao gót làm cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước. đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây chèn ép mạch máu và thần kinh, cũng có thể gây đau lưng cấp.
  • Nguyên nhân do bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao…

Nguyên nhân theo y học cổ truyền

  • Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm lấn vào các kinh túc thái dương bàng quang, hoặc do kinh khí của hai kinh trên bị bế tắc, khí huyết không lưu thông (chứng tý = bế tắc khụng thụng).Thụng thì bất thống, thống tắc bất thụng.Bệnh lâu ngày sẽ làm hư tổn đến chính khí .
  • Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc do bị sang chấn (bị ngã, bị đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vận động

Hậu quả đau thắt lưng hông

  • Khi bị đau thắt lưng cấp khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt, khó thực hiện những động tác cột sống như nghiêng xoay hay cúi ngửa việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh
  • Trường hợp nặng rễ thần kinh  bị tổn thương khiến bệnh nhân khó vận động các chi.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trị liệu đau thắt lưng hông

Phương pháp vật lý trị liệu:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người…;
  • Nhiệt trị liệu có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như : Hồng ngoại, ôn châm, cứu ngải,xông thuốc, sóng ngắn, siêu âm…;
  • Các phương pháp điện trị liệu: điện châm, điện xung, điện phân, dòng giao thoa có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa;
  • Các kỹ thuật xoa bóp, di động mô mềm vùng thắt lưng và chân bị bệnh. Qua cơ chế phản xạ và cơ học, có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết, điều hoà quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau;
  • Kéo dãn cột sống: Kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay trong giai đoạn cấp hoặc bằng máy kéo dãn trong giai đoạn bán cấp và mãn tính, áp dụng 1-2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút. Chỉ định trong các trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, có tác dụng làm giảm áp lực nội khớp đồng thời làmcăng hệ thống dây chằng quanh khớp, giảm đè ép lên rể thần kinh hoặc đĩa đệm;
  • Thủy trị liệu: thông qua tác dụng nhiệt, tác dụng đè ép hoặc nâng đỡ của nước, có thể kết hợp với bồn xoáy tạo sự thư giãn, các rối loạn do bệnh gây ra và giúp thực hiện dễ dàng các bài tập vận động bình thường không làm được.
  • Áo, nẹp trợ giúp: nhằm giảm đau, hỗ trợ chịu lực cho vùng thắt lưng

Nội khoa Y học cổ truyền:

  • Đau thắt lưng cấp do phong hàn thấp;
  • Phương pháp chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc;
  • Bài thuốc: Can khương thương truật thang gia giảm;
  • Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch tư thế do khí trệ, huyết ứ;
  • Phương pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ đau;
  • Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm;
  • Đau thắt lưng do thấp nhiệt;
  • Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt trừ thấp;
  • Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia giảm.