Triệu chứng thoái hóa khớp gối
- Đau khớp gối một bên hoặc hai bên;
- Cứng khớp khi không hoạt động (thường buổi sáng, sau ngủ dậy, dưới 30 phút);
- Giảm khả năng vận động của gối (khó khăn khi lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống…);
- Có tiếng lục cục trong gối khi cử động;
- Tăng cảm giác đau xương;
- Sờ thấy ụ xương cạnh gối;
- Nhiệt độ da vùng khớp bình thường hoặc tăng nhiệt độ không đáng kể;
- Hình ảnh X.Q thấy:
+ Hẹp khe khớp không đồng đều, không
+ Đăc xương dưới sụn
+ Mọc gai xương ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Theo Y học hiện đại:
Theo nguyên nhân chia 2 loại thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.
Thoái hoá khớp nguyên phát:
- Sự lão hóa là nguyên nhân chính của thoái hóa khớp gối nguyên phát. Bệnh thường xuất hiện muộn ở người trên 50 tuổi. có thể ở 1 hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm.
- Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
Thoái hoá khớp thứ phát:Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là hậu quả của các quá trình sau:
- Chấn thương: gãy xương nội khớp, can lệch, tổn thương sụn chêm, sau cắt sụn chêm, vi chấn thương liên tiếp, vẹo trục chi.
- Sau các bệnh lý xương sụn: hoại tử xương, hủy hoại sụn do viêm, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh Paget
- Bệnh khớp vi tinh thể: Gút mạn tính, canxi hóa sụn khớp
- Bệnh Hemophilia
- Bệnh nội tiết: đái tháo đường, to viễn cực, cường giáp trạng, cường cận giáp, mãn kinh
Theo Y học cổ truyền:
- Ngoại nhân (thay đổi thời tiết): thừa khi cơ thể suy yếu (vệ khí là yếu tố bảo vệ không đầy đủ) thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp. Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa…
- Nội thương (yếu tố thể tạng, cơ địa): do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương – khớp, gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau.
Tạng can hư không nuôi dưỡng được gân (theo YHCT gối là chỗ biểu hiện của gân) gân yếu bại thì co duỗi cứng hoặc yếu, teo. Kết quả làm khớp xương bị đau, co duỗi cứng và đi lại khó khăn. Nặng thì khớp bị biến dạng, còn gân cơ bị teo. Gặp ở những trường hợp đau khớp ở người có tuổi, bệnh mạn tính như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì… - Bất nội ngoại nhân (môi trường sống): điều kiện sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, ngâm tẩm thường xuyên dưới nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên. Vận động quá mức, mang xách nặng (gây sang chấn).
Hậu quả thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối gây đau và hạn chế vận động khớp, bệnh tiến triển nặng gây biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị không dùng thuốc VLTL:
Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng:
- Làm giảm triệu chứng đau.
- Duy trì chức năng của các khớp.
- Hạn chế hay làm chậm quá trình hủy khớp.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Các phương pháp và kĩ thuật phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu
- Xoa bóp và tập vận động khớp gối: giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn;
- Châm cứu: Châm tả hoặc cứu tảcác huyệt tại chỗ như: độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền…, châm bổ các huyệt can du, thận du, dương lăng tuyền, huyết hải… Châm ngày 1 lần, một liệu trình từ 10 -20 lần châm;
- Điện phân (dùng dòng điện một chiều đều), tác dụng tốt cho giảm đau và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ;
- Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau;
- Dòng xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảmđau, tăng cườngchuyển hóa, làm tăng cường dẫn truyền thần kinh;
- Siêu âm làm mềm tổ chức sơ sẹo sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổc hức.
Vận động trị liệu
- Vận động chủ động có trợ giúp cho khớp đau để duy trì tầm độ khớp, tập mạnh cơ và chống co rút cơ quanh khớp với nguyên tắc không gây tăng áp lực cho khớp đã và đang bị đau.
- Đạp xe: là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân với mức độ tải trên khớp thấp. Các dữ liệu cho thấy đây là hình thức tập luyện phù hợp nhất giúp tăng sức mạnh cơ duy trì vận động khớp trong thoái hóa khớp gối, hông. Tuy nhiên vị trí của yên xe nên được điều chỉnh sao cho khi duỗi gối hết mức, gối gập góc từ 0 – 15 độ.
- Đi bộ: An toàn cho hầu hết bệnh nhân, dễ thực hiện, không tổn chi phí, cải thiện sức khỏe, giảm đau và chống trầm cảm. Nhưng không phù hợp với thoái hóa khớp nặng ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân.
- Bơi lội sẽ rất tốt cho khớp thoái hóa vì ít áp lực lên các khớp, duy trì độ mềm dẻo của cơ quanh khớp, giảm sưng đau khớp.
- Bảo vệ khớp: Giảm tải trọng trên khớp bằng các loại đai, nẹp, gậy, nạng hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện tư thế tốt trong sinh hoạt và lao động.
Điều trị thuốc Y học cổ truyền
- Do phong hàn thấp:
+ Pháp điều trị: Khu phong thán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc;
+ Bài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang, Độc hoạt ký sinh thang;
- Do can thận hư:
+ Pháp điều trị: Bổ can thận, thông kinh hoạt lạc;
+ Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm
- Do khí trệ huyết ứ:
+ Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết;
+ Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm