Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hay đột ngột.
  • Bệnh nhân đau thắt lưng theo đường đi của rễ, dây thần kinh hông to, đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi, giảm khí nghỉ ngơi.
  • Có hội chứng cột sống thắt lưng: lệch vẹo cột sống thắt lưng, co cứng cơ cạnh sống, tầm vận động cột sống thắt lưng giảm, khi cúi khoảng cách ngón tay – mặt đất >40 cm.
  • Có hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng: có điểm đau cạnh sống, dấu hiệu “bấm chuông” dương tính, điểm đau Valleix dương tính, nghiệm pháp Lasègue dương tính. Rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng tuỳ theo rễ L5 hay S1 bị tổn thương.
  • Nếu tổn thương rễ L5: có điểm đau cột sống L5, điểm đau cạnh sống L4 – L5, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu sức cơ gấp bàn chân về phía mu chân, yếu cơ duỗi các ngón chân, nghiệm pháp đứng trên gót chân dương tính, giảm cảm giác vùng trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân đến ngón 1, ngón 2, teo cơ trước ngoài cẳng chân, không có rối loạn phản xạ gân xương;
  • Nếu tổn thương rễ S1: có điểm đau cột sống S1, điểm đau cạnh sống L5 – S1, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu nhóm cơ dép không gấp bàn chân về phía gan chân được, yếu cơ gấp bàn chân, nghiệm pháp đứng trên mũi chân dương tính, giảm cảm giác (vùng gót chân, gan bàn chân, ngón 4, ngón 5), teo cơ dép, giảm phản xạ gân gót.
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng cho thấy hình ảnh thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo Y học hiện đại:

  • Trên cơ sở đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hoá sinh học hay bệnh lý, khi bị chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hoặc đột ngột gây thoát vị đĩa đệm.
  • Đĩa đệm cột sống thắt lưng bình thường nhưng bị chấn thương cột sống thắt lưng một cách đột ngột đủ mạnh sẽ gây thoát vị đĩa đệm.

Theo Y học cổ truyền:

  • Ngoại nhân: Do phong tà (Bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh, đau lan theo đường đi của kinh Bàng quang và kinh Đởm). Do hàn tà (Hàn làm cho khí huyết ở kinh lạc bị tắc nghẽn không lưu thông được, gây ra co rút cân cơ, cảm giác đau buốt, đôi khi bệnh nhân có cảm giác nóng ở nơi đau). Do thấp tà (Thấp xâm phạm vào bì phu kinh lạc, làm cho khí huyết không lưu thông, kinh lạc tắc trở gây cảm giác tê bì, nặng nề, ra mồ hôi chân, rêu lưỡi nhờn, dính);
  • Nội nhân: Do chính khí hư (can thận khuy tổn) làm cho kinh lạc bị ứ trệ, khí huyết không lưu thông gây ra đau và hạn chế vận động;
  • Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương làm huyết ứ, gây bế tắc kinh lạc, khí huyết không lưu thông gây ra đau và hạn chế vận động.

Hậu quả thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
  • Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay.
  • Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được
  • Trường hợp đau nhiều rễ thần kinh do chèn ép của khối thoát vị đĩa đệm lớn, nhiều tầng tạo nên bảng lâm sàng như là một khối u, được gọi là hội chứng đuôi ngựa: đau khốc liệt, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Điều trị không dùng thuốc VLTL:

Giai đoạn cấp:

  • Nằm nghỉ ngơi tại chố trên đệm cứng;
  • Điều trị vật lý trị liệu: Hồng ngoại, Siêu âm, Sóng ngắn, Điện phân, Điện xung….;

Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân đỡ đau:

  • Kéo giãn cột sống nhằm gia tăng lỗ liên hợp, giảm chèn ép rễ
  • Xoa bóp bấm huyệt: có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và cải thiện chức năng cơ cạnh sống
  • Châm cứu: Tác dụng vào huyệt đạo trên cơ thể để kích thích khí huyết lưu thông, giãn cơ, giảm đau.
  • Thủy châm: Vừa phát huy tác dụng lên hệ kinh lạc của thuốc, vừa phát huy tác dụng dược lý của thuốc.

Điều trị thuốc Y học cổ truyền:

  • Do phong hàn thấp
  • Phương pháp chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết).
  • Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang
  • Do khí trệ, huyết ứ
  • Phương pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ đau.
  • Bài thuốc: Tân thống trục ứ thang.
  • Do thận hư
  • Với thể thận dương hư là chính: Bổ thận trợ dương.Bài thuốc: Hữu quy hoàn.
  • Với thể thận âm hư là chính: Bổ thận tư âm.Bài thuốc: Tả quy hoàn.